Tại thủ phủ München của bang Bayern có tới hơn 1000 cái cầu. Những cái cầu mà thường được biết tới và cũng đóng phần tạo nên một bức ảnh của thành phố này là những chiếc cầu bắt ngang qua sông Isar cũng như qua những tuyến đường sắt rộng chạy từ München tới Augsburg.
Lịch sử
Thời Trung cổ và Cận đại
Chiếc cầu cổ nhất nằm trên lãnh thổ thành phố ngày nay là cầu Föhring bắt qua sông Isar, nằm gần đập nước Oberföhring. Nó được nhắc tới trong văn kiện Augsburger Schied từ năm 1158, trong khi đó cho tới bây giờ cũng chưa rõ, là lúc thành phố München được thành lập có cầu nào bắt qua sông Isar không? Cho tới năm 1180 thì một cầu mà bây giờ nằm ở vị trí cầu Ludwig mới được nhắc tới. Sau khi cầu Föhringer bị phá hủy bởi Heinrich Sư tử thì cầu đó là cầu Isar duy nhất từ thành phố Bad Tölz cho tới Freising mà có thể đi xe ngựa qua.
Vào thời Trung cổ thì nhiều cầu được dựng lên bắc qua các con suối trong thành phố. Trước những cổng thành của tường trong và tường ngoài thành phố có những cầu bắt qua những hố nước. Cuối thế kỷ thứ 15 trong danh sách các cầu của thành phố có 49 chiếu cầu, mà thành phố chịu trách nhiệm tu bổ, trong số đó chỉ có 1 chiếc cầu đá. Tuy nhiên đó là chưa kể các cầu trong các danh thự của công tước hay của tư nhân.
Những thế kỷ sau đó con số các chiếc cầu thay đổi rất ít, tuy nhiên dần dần các cầu gỗ được thay thế bằng cầu đá. Đầu tiên là các cầu qua các hào trước các cổng thành vào thế kỷ 16, đến thế kỷ thứ 18 thì thay cầu Isar từ gỗ thành đá.
Thế kỷ 19
Năm 1804, một cây cầu thứ hai bắt ngang qua sông Isar được xây tại chỗ bây giờ gọi là cầu Max Joseph ở Bogenhausen, hồi đó còn ở ngoài phạm vi lãnh thổ thành phố, ban đầu chỉ là cầu gỗ, sau đó vào năm 1811 được thay thế bởi 1 cầu gỗ khác nhưng được chống bằng các cột trụ bằng gạch đá.
1813 một phần của cầu Schwanen bị sụp, đưa tới cái chết của khoảng 100 người tới cầu xem vì tò mò. Ban đầu người ta chỉ xây lại tạm bợ, mãi đến 1828 thì cầu Isar ngoài cùng mới được xây lại hoàn toàn và sau đó được đặt tên theo ông vua lúc bấy giờ là Ludwig I, tức là cầu Ludwig. Năm 1832, cầu Isar thứ ba là cầu Reichenbach được xây bằng gỗ. Theo bản kê khai các cầu thì München vào năm 1833 có tới 162 cầu, tuy nhiên đó là chưa kể tới vùng ngoại ô như Au nằm về phía bên kia của sông Isar, nơi mà tới năm 1854 mới trở thành một vùng của München và vì suối Auer Mühlbach với rất nhiều nhánh nên cũng có nhiều cầu.
Trong khuôn khổ xây những con đường rộng đẹp như đường Maximilian và Prinzregenten dẫn ra ngoài về hướng Đông, từ năm 1859–65 cầu Maximilian được xây như là một cầu đá vào năm 1891 cầu Luitpold là một cầu sắt với 3 vòng cầu. Vì phương tiện lưu thông xe lửa mới từ năm 1850–57 cầu Großhesseloher và 1869–71 Braunauer được xây thành cầu đường sắt. Từ năm 1874–76 để mà cải thiện phương tiện giao thông nối liền phố cổ với vùng Giesing, mà trở thành một phần của München vào năm 1854, người ta cho xây cầu Wittelsbacher và để thay thế cho cầu gỗ 1873 bị sập vì ngập lụt, vào năm 1876 một cầu khung sắt ở Bogenhausen cũng được xây mới. Trên quãng đường xe lửa rộng dẫn từ München tới Augsburg năm 1870 cầu Herbststraßenbrücke được hình thành, tuy nhiên vì phương tiện lưu thông càng ngày càng tăng nên 1891/92 đã được thay thế bởi một cầu mới, bây giờ là cầu Hacker, còn cái cầu cũ Herbststraßenbrücke thì được dùng để xây lại cầu mới một khoảng xa hơn, bây giờ gọi là cầu Donnersberger. Từ năm 1891 đến 1892 cầu Ludwig được thay thế bởi một cầu mới. Năm 1892 cầu Ludwig-Ferdinand bắt qua kênh đào Nymphenburger là cầu vòng đầu tiên, mà bê tông cốt thép được dùng làm nguyên liệu. Cuối thế kỷ 19 những chiếc cầu đầu tiên dành cho người đi bộ cũng được xây, đó là cầu Marianne (1888) và Kabelsteg (1898) để nối liền với đảo Praterinsel, cầu Wehrsteg (München) (1888) nối liền với 2 đảo nằm trên sông Isar và cầu Flauchersteg (1890) bắt ngang sông Isar ở miền Nam thành phố.
Đầu thế kỷ 20
Trong trận lụt lớn mà cả trăm năm mới có một lần vào năm 1899 cầu Luitpold (München) và cầu (bây giờ được gọi là cầu Max Joseph) Bogenhausener bị hư hại hoàn toàn, tuy nhiên may thay là không có ai chết. Đầu tiên vào năm 1901 cầu Luitpold được xây trở lại, về tài chánh thì cũng như chiếc cầu nguyên thủy nhiếp chính Luitpold von Bayern chịu chi phí. Cầu Bogenhausener ban đầu chỉ được xây lại tạm bợ. Sau đó cơ quan hành chính thành phố quyết định thực hiện một chương trình xây cầu, theo như đề nghị của hãng Sager & Woerner mà đã xây lại cầu Luitpold. Theo đề nghị này sẽ xây 5 cầu mới bắt ngang qua sông Isar và cầu Wittelsbacher sẽ được xây lại ở Thalkirchen, vì khi quận này nhập vào München vào năm 1900 đã được hứa là sẽ xây cho quận một cây cầu riêng. Bởi vì những dàn chống để xây cầu và cái cầu tạm bợ có thể dùng lại khi xây cầu mới, nên chi phí giảm đi rất nhiều hơn là chỉ xây một chiếc cầu riêng biệt. Trước hết vào năm 1902 cầu Max Joseph được xây trở lại. 1903 tới phiên cầu Cornelius (München), một cầu mới giữa quận Isarvorstadt và quận Au, cũng như cầu Reichenbach. Trái với hoạch định ban đầu vào năm 1903/04 tại quận Thalkirchen một cầu gỗ có cột chống bằng thép bọc bê tông được xây. Một phần là nó hợp với phong cảnh chung quanh hơn, theo sự yêu cầu của người dân, phần khác là thành phố sẽ linh động hơn trong việc xây những kinh đào chẳng hạn Isar-Werkkanal và nhà máy thủy điện Isarwerk 1. Cái cầu Wittelsbacher cũ do đó được chuyển vào năm 1904 tới chỗ mà bây giờ là cầu Brudermühl, nhờ vậy quận Sendling cũng có nơi bắt ngang qua sông Isar tới quận Giesing. 1904/05 cầu Wittelsbacher và cầu Maximilian Ngoài được xây lại mới. Cầu Maximilian Trong thì chỉ được làm rộng ra.
Sau thế chiến thứ Hai
Đa số những chiếu cầu bắt qua sông Isar trong thế chiến thứ Hai chỉ bị hư hại nhẹ và vẫn được tiếp tục dùng. Chỉ có cầu Thalkirchner và cầu Brudermühl, cũng như phần phía Tây cầu Leinthaler bị trúng bom, bị giật sập vào năm 1945. Những chiếc cầu bắt qua tuyến đường xe lửa thì bị hư hại nặng hơn, vì là mục tiêu chính của những cuộc thả bom của quân đội đồng minh. Bởi vì nhà cửa và đường sá cần được xây sửa trước, nên những cầu chỉ được vá víu tạm thời cho người đi bộ. Mãi đến năm 1953 cầu Hacker và cầu Brudermühl mới được sửa lại cho xe cộ đi qua.
Một số cầu
Trong só trên 1000 cái cầu, mà có ở München, ở đây chỉ có thể giới thiệu một số cây cầu quan trọng, dựa vào cuốn sách Lịch sử các cầu tại München („Geschichte der Münchner Brücken") của Christine Rädlinger.[1] Tuy nhiên ngoài 4 cây cầu đã đóng một lịch sử quan trọng, ở đây chỉ chú trọng tới các cầu còn tồn tại, và còn có thể nhận ra, thí dụ là không có các cầu của các con suối trong phố mà đã bị đổ lấp. Thêm vào đó là cầu Candid cũng như Isarbrücke Unterföhring vì sự quan trọng của nó trong vấn đề giao thông đường Vòng giữa phố Mittleren Ring cũng như đường cao tốc số 99 chạy bao quanh thành phố.
SO: Standort
Tên / Vị trí
Nhiệm vụ = cầu được sử dụng như thế nào và những cái gì được chở qua.
Chạy qua = chạy qua cái gì (sông, đường, đường rầy...)
^Christine Rädlinger: Geschichte der Münchner Brücken, Kapitel: Verzeichnis ausgewählter Brücken, S.232ff
Sách báo
Peter Klimesch: Isarlust - Entdeckungen in München, MünchenVerlag, München 2011, ISBN 978-3-937090-47-4. Die Münchner Isar und die Isarbrücken von der Großhesseloher Eisenbahnbrücke bis zur St.-Emmeram-Brücke.
Christine Rädlinger, Landeshauptstadt München, Baureferat (Hrsg.): Geschichte der Münchner Brücken. Verlag Franz Schiermeier, München 2008, ISBN 978-3-9811425-2-5.