Cương Gián

Cương Gián
Xã Cương Gián
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhHà Tĩnh
HuyệnNghi Xuân
Trụ sở UBNDthôn Cầu Đá – Cương Gián – Nghi Xuân – Hà Tĩnh
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Văn Hùng
Địa lý
Tọa độ: 18°33′18″B 105°50′3″Đ / 18,555°B 105,83417°Đ / 18.55500; 105.83417
Cương Gián trên bản đồ Việt Nam
Cương Gián
Cương Gián
Vị trí xã Cương Gián trên bản đồ Việt Nam
Diện tích22,18 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng11445 người[1]
Mật độ516 người/km²
Khác
Mã hành chính18403[2]

Cương Gián là một ven biển thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam

Xã Cương Gián ngày nay vốn là hai xã Cương Gián và Động Gián sáp nhập lại. Địa danh này thay đổi qua các giai đoạn lịch sử: Năm 1946 Là Song Gián, năm 1953 là Xuân Song và từ năm 1972 đến nay là Cương Gián.

Lịch sử hình thành

Từ xưa, vùng đất này gồm các làng: Làng Bình Thọ, làng Yên Ninh và làng Trại thuộc Động Gián; Làng Thượng, làng Tiền, làng Rửa thuộc vùng Cương Gián.

Vào thập kỷ 70. 80 của thế kỉ XVIII, làng Yên Ninh bị cuốn trôi bởi trận lụt khủng khiếp. Cũng vào khoảng thời gian đó, có một chiếc tàu chở hàng của chúa Trịnh bị bão trôi dạt vào bờ ( năm 1750). Nghi ngờ dân làng Rửa tham gia vụ này, nhà Chúa có ý sẽ trị tội cả làng nên người dân phải chạy trốn vào xã Lý Hòa (thuộc Quảng Bình ngày nay). Vì thế chỉ còn lại 4 làng: Làng Thượng, làng Tiền, làng Bình Thọ, làng Động Gián.

Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), xã Cương Gián thành lập gồm thôn Thượng Hiền và thôn Tiền, xã Động Gián thành lập gồm thôn Nghi Lộc và Đồng Kèn.

Làng Bình Thọ là một thôn độc lập Đến đầu năm 1946, thực hiện chỉ thị của cấp trên: huyện đã cho sát nhập 2 xã Cương Gián và xã Động Gián thành xã Song Gián.

Đến năm 1953 xã Song Gián được đổi thành xã Xuân Song. Từ ngày 25/10/1972 chủ trương của trên đổi xã Xuân Song thành xã Cương Gián cho đến nay. Từ đó lấy ngày 25/10/1972 làm ngày thành lập xã Cương Gián.

Vị trí địa lý

Cương Gián nằm về phía Đông Nam của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Diện tích, dân số

Xã Cương Gián ngày nay có diện tích tự nhiên hơn 2.237 ha, dân số năm 1999 là 11445 người,[1] mật độ dân số đạt 516 người/km².

Đây là một xã miền núi gồm nhiều vùng chiêm trũng xen lẫn giữa các đồi có nhiều khe, lạch đổ ra biển; trong đó có dòng Phượng Giang một con sông khá lớn chảy từ rào Mỹ Dương rồi đổ ra biển qua cửa Lạch Kèn. Các dãy Hồng Sơn, Hàm Sơn của xã có nhiều cảnh quan, hang động: Truông Ván, Núi Am, động Quan Sơn….

Hành chính

Các thôn:

  • Song Nam
  • Đại Đồng
  • Song Long
  • Ngư Tịnh
  • Song Hồng
  • Đông Tây
  • Ngọc Huệ
  • Tân Thượng
  • Bắc Sơn
  • Song Hải
  • Bắc Mới
  • Nam Mới
  • Cầu Đá
  • nam sơn
  • trung sơn

Chú thích

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Khí hậu

Nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển của tỉnh Hà Tĩnh, Cương Gián cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 23°C - 35°C, dao động theo mùa. Mùa hè nhiệt độ trung bình khoảng 30°C-35°C, có khi lên tới 38°C-39°C.

Tuy nhiên do sát biển nên dù nhiệt độ cao nhưng khí hậu tương đối mát mẻ, dễ chịu chứ không gay gắt như các vùng khác.

Tham khảo