Beta Crateris (La tinh hóa từ β Crateris) là tên của một hệ sao đôi[3] nằm trong chòm sao Cự Tước. Cấp sao biểu kiến của nó là 4,46,[2] nghĩa là, ta có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Dựa trên giá trị thị sai của nó là 9,59 mas, ngôi sao này cách trái đất của chúng ta khoảng 340 năm ánh sáng.
Hệ sao đôi[13] này có chu kì quỹ đạo là 6 năm và chúng cách nhau 8,3 đơn vị thiên văn. Chu kì này có bán trục chính 9,3 đơn vị thiên văn[3]. Ngôi sao thứ nhất, tạm gọi là A được liệt kê là một ngôi sao khổng lồ loại A với phân loại của nó là A2 III[3][10][13]. Tuy nhiên Houk và Smith Moore năm 1988 lại cho nó phân loại là A1 V và nằm trong dãy chính[14]. Trong khi đó Abt và Morrell năm 1995 lại cho nó là một sao gần mức khổng lồ loại A2 IV[15]. Quang phổ của nó cho ta thấy nguyên tố Bari của nó tăng lên, có thể đó là kết quả của một sự kiện dịch chuyển khối lượng trước đó.[8]
Ngôi sao thứ 2, tạm gọi là B, là một sao lùn trắng[10] lớp DA với nhiệt độ hiệu dụng là 36885 Kelvin (nó đã hạ nhiệt độ của nó xuống khoảng 4 triệu năm nay[11]). Khối lượng của nó thấp bất thường, chỉ bằng 43% khối lượng mặt trời, cho thấy rằng vật chất của ngôi sao này đã dịch chuyển sang ngôi sao A. Bên cạnh đó, nó còn phát ra tia X rất mạnh.[16]
^ abSmalley, B.; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 1997), “The chemical composition and binarity of beta Crateris”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 284 (2): 457–464, Bibcode:1997MNRAS.284..457S, doi:10.1093/mnras/284.2.457.
^ abcBarstow, M. A.; và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2014), “Evidence for an external origin of heavy elements in hot DA white dwarfs”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 440 (2): 1607–1625, arXiv:1402.2164, Bibcode:2014MNRAS.440.1607B, doi:10.1093/mnras/stu216.
^Houk, Nancy; Smith-Moore, M. (1978), Michigan catalogue of two-dimensional spectral types for the HD stars, 4, Ann Arbor: Dept. of Astronomy, University of Michigan, Bibcode:1988mcts.book.....H.
^Abt, Helmut A.; Morrell, Nidia I. (1995), “The Relation between Rotational Velocities and Spectral Peculiarities among A-Type Stars”, Astrophysical Journal Supplement, 99: 135, Bibcode:1995ApJS...99..135A, doi:10.1086/192182.