Bộ Sả (danh pháp khoa học: Coraciiformes) theo phân loại truyền thống là một nhóm của các loài chim tương tự như chim sẻ thường là có bộ lông sặc sỡ, bao gồm bói cá, trảu, sả, đầu rìu và hồng hoàng. Chúng nói chung có các ngón chân dính vào nhau, với ba ngón hướng về phía trước.
Bộ này chủ yếu phân bố tại Cựu Thế giới, với các đại diện của Tân Thế giới chỉ có 13 loài sả Ăng-ti (tody) và sả đuôi trĩ (motmot), cũng như chỉ có 6 trong tổng số khoảng 84 loài bói cá.
Bộ này đã từng được coi là một cái gì đó tựa như là một sự phân loại hỗn hợp, và bộ Coraciiformes có thể được coi như là chỉ bao gồm các loài chim sả. Tất cả các họ khác có thể coi là đại diện trực hệ của các loài chim có quan hệ họ hàng xa với bộ Coraciiformes. Điều này dường như là sự chia tách quá đà do phần lớn bộ Coraciiformes trên thực tế tạo thành một nhánh được hỗ trợ mạnh.
Coraciiformes chi mơ hồ loài không rõ ràng (gen. et spp. indet.) PQ 1216, QU 15640 (hóa thạch; Hậu Eocen ở Quercy, Pháp: Mayr & Mourer-Chauviré 2000).
Họ Bucerotidae (Hồng hoàng, niệc, cao cát) - gần đây được coi là thuộc về bộ khác biệt (Bucerotiformes).
Họ Leptosomatidae (sả cu cu) có lẽ không thuộc về bộ này. Các loài nuốc đôi khi cũng được đặt tại đây như là họ Trogonidae. Họ Palaeospizidae (hóa thạch Hậu Eocen) đôi khi cũng được đặt trong bộ Coraciiformes, giống như họ Primobucconidae (hóa thạch Tiền-Trung Eocen) và họ Sylphornithidae (hóa thạch Trung Eocen-Tiền Oligocen). Họ Primobucconidae trên thực tế dường như thuộc về bộ Sả.
Một số nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây đã đưa ra kết luận rằng Leptosomus discolor không phải là chim dạng sả mà có vị trí cô lập về mặt hệ thống học so với bộ Sả, cũng như bộ Sả như định nghĩa trên đây dù đã loại Leptosomus discolor ra khỏi thì vẫn là đơn vị phân loại cận ngành trong mối quan hệ với các loài gõ kiến (Piciformes)[2][3].
Một số phân tích di truyền[3][4][5][6][7][8] và hình thái[9] hỗ trợ mối quan hệ chị-em giữa Coraciiformes và Piciformes thì một nghiên cứu khác có siêu ma trận quy mô lớn nhưng thưa lại gợi ý về mối quan hệ chị-em giữa Bucerotiformes và Piciformes.[10]
Biểu đồ theo nhánh vẽ theo Hackett et al. như sau:
^ abHackett, S.J.; và đồng nghiệp (2008). “A Phylogenomic Study of Birds Reveals Their Evolutionary History”. Science. 320: 1763–8. doi:10.1126/science.1157704. PMID18583609.
^Naish D. (2012). "Birds." Tr. 379-423 trong Brett-Surman M. K., Holtz T. R., Farlow J. O. (chủ biên), The Complete Dinosaur (ấn bản lần 2). Nhà in Đại học Indiana (Bloomington & Indianapolis).
^Kimball R. T. et al. (2013) Identifying localized biases in large datasets: A case study using the Avian Tree of Life. Mol Phylogenet Evol. doi:10.1016/j.ympev.2013.05.029
Johansson Ulf S. & Ericson Per G. P. (2003): Molecular support for a sister group relationship between Pici and Galbulae (Piciformes sensu Wetmore 1960). Journal of Avian Biology, 34(2): 185–197. doi:10.1034/j.1600-048X.2003.03103.xToàn văn PDFLưu trữ 2018-10-04 tại Wayback Machine
Mayr Gerald & Mourer-Chauviré Cécile (2000): Rollers (Aves: Coraciiformes. s. s.) from the Middle Eocene of Messel (Germany) and the Upper Eocene of the Quercy (France). Society of Vertebrate Paleontology, 20(3): 533–546. DOI:10.1671/0272-4634(2000)020[0533:RACSSF]2.0.CO;2 Toàn văn PDF
Terres John K. (1980). The Audubon Society Encyclopedia of North American Birds. ISBN 0-394-46651-9