Bộ Phát triển Sắc tộc Việt Nam Cộng hòa
Bộ Phát triển Sắc tộc Việt Nam Cộng hòa[2] (tiếng Anh: Ministry of Ethnic Development of the Republic of Vietnam) là cơ quan phụ trách công tác dân tộc thiểu số và thi hành các chính sách hỗ trợ người Thượng của Việt Nam Cộng hòa.[3]:40 Lịch sửTiền thân là Nha Công tác Xã hội miền Thượng được Tổng thống Ngô Đình Diệm thành lập ở khu vực Tây Nguyên theo Nghị định 302 - NV ngày 3 tháng 7 năm 1957. Về sau phạm vi hoạt động mở rộng ra các tỉnh Bình Long, Phước Tuy, Bình Tuy và Bà Rịa - Long Khánh theo Nghị định 1070 TTP/VP ngày 3 tháng 10 năm 1957. Theo hai Nghị định trên thì Nha này trực thuộc Phủ Tổng thống và trụ sở của Nha đặt tại Đà Lạt từ ngày ngày 3 tháng 10 năm 1957 đến ngày 25 tháng 2 năm 1958 thì chuyển về Huế. Mục đích của nó nhằm xoa dịu sự bất bình và phong trào đấu tranh của đồng bào các sắc tộc người Thượng theo phương châm "Vì Thượng, bởi Thượng" thế nhưng hoạt động lại không hiệu quả, dẫn đến mầm mống chống đối chính quyền ngày càng gia tăng cho đến ngày chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng hòa. Sau đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, Chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ lại đặt Nha Công tác Xã hội miền Thượng trực thuộc Phủ Thủ tướng. Nhưng hai ngày sau đó, Hội đồng Nội các họp quyết định đặt cơ quan này dưới sự quản lý của Tổng nha Xã hội, Bộ Phủ Thủ tướng bèn ban hành công văn số 17-BPTT/VP ngày 13 tháng 11 năm 1963 ủy cho Tổng nha Xã hội soạn thảo nghị định tổ chức và điều hành Nha Công tác Xã hội miền Thượng.[4] Sau cuộc chỉnh lý ngày 30 tháng 1 năm 1964, Tổng nha Xã hội nâng lên thành Bộ Xã hội thì Nha Công tác Xã hội miền Thượng trực thuộc Bộ này, được Thủ tướng xác nhận bằng công văn số 469-BPTT/VP ngày 22 tháng 2 năm 1964.[4] Ngày 5 tháng 5 năm 1964, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ký Nghị định số 911/QĐ cải biến Nha Công tác Xã hội miền Thượng thành Nha Đặc trách Thượng vụ đặt thuộc Bộ Quốc phòng, đồng thời dời trụ sở của Nha này từ Huế vào Sài Gòn.[4] Ngày 7 tháng 10 năm 1964, Thủ tướng Nguyễn Khánh đã ban hành Nghị định 1935-TTP/VP về việc đưa Nha Đặc trách Thượng vụ trực thuộc trở lại Phủ Thủ tướng.[4] Dưới thời Chính phủ Phan Huy Quát, Nha Đặc trách Thượng vụ được cải biến thành Thượng Vụ cuộc, nhưng vì những biến chuyển đột ngột trong tình hình chính trị lúc bấy giờ nên sắc lệnh này chưa được thực hiện. Mãi tới ngày 9 tháng 3 năm 1966, Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ mới ban hành Sắc lệnh số 121-SL/HP/VP thiết lập Phủ Đặc ủy Thượng vụ thay thế Thượng Vụ cuộc.[4] Để thực thi chính sách được ghi trong Hiến pháp ngày 1 tháng 4 năm 1967 và Sắc luật 033/67, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã quyết định thành lập Bộ Phát triển Sắc tộc đặc trách các vấn đề liên quan đến đồng bào các sắc tộc được nâng lên từ Phủ Đặc ủy Thượng vụ vào ngày 9 tháng 12 năm 1967 và cử ông Paul Nưr giữ chức vụ Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc đầu tiên đến ngày 16 tháng 6 năm 1971.[4][3]:75 Sau đó là ông Nay Luett kế nhiệm Paul Nưr lên làm Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc tiếp theo.[5]:536 Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, chính quyền các cấp Việt Nam Cộng hòa bị giải thể. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chính thức bãi bỏ Bộ Phát triển Sắc tộc,[6]:358 riêng cựu Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc và các lãnh đạo người Thượng khác ở miền Nam Việt Nam thì bị chế độ mới bắt giữ sau khi trở về quê hương và phải chịu cảnh giam cầm trong những điều kiện khắc nghiệt.[6]:358[7] Danh sách Tổng trưởngTổng trưởng Bộ Phát triển Sắc tộc (1967–1975)Bộ Phát triển Sắc tộc đã trải qua hai nhiệm kỳ Tổng trưởng kể từ khi thành lập cho đến khi giải thể, đó là Paul Nưr người Ba Na và Nay Luett người Gia Rai, cả hai đều bị chế độ mới bắt giữ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 và bị tống giam vào các trại cải tạo.
Nhiệm vụ và quyền hạnThủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 197-SL/PTST ngày 22 tháng 12 năm 1969 đã quy định trách nhiệm, quyền hạn của chức Chưởng của Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc bao gồm những điều thể hiện trong các lĩnh vực sau:[8]
Cơ cấu tổ chứcGiai đoạn 1967–1969Theo Sắc lệnh số 36-SL/PTST 1967 của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quy định cơ cấu tổ chức cơ quan trung ương và cơ quan địa phương của Bộ Phát triển Sắc tộc như sau. Cơ quan trung ương
Cơ quan địa phương
Giai đoạn 1969–1973Theo Sắc lệnh số 197-SL/PTST 1969 của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quy định cơ cấu tổ chức cơ quan trung ương và cơ quan địa phương của Bộ Phát triển Sắc tộc như sau. Cơ quan trung ương
Cơ quan địa phương
Giai đoạn 1973–1975Theo Sắc lệnh 022-SL/PTST 1973 của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quy định cơ cấu tổ chức cơ quan trung ương và cơ quan địa phương của Bộ Phát triển Sắc tộc như sau. Cơ quan trung ương
Cơ quan địa phương
Xem thêm
Tham khảo
|