Bộ Cánh gân

Bộ Cánh gân
Thời điểm hóa thạch: 299–0 triệu năm trước đây Permian to Recent
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Liên ngành (superphylum)Ecdysozoa
Ngành (phylum)Arthropoda
Nhánh Mandibulata
Phân ngành (subphylum)Hexapoda
Lớp (class)Insecta
Phân lớp (subclass)Pterygota
Phân thứ lớp (infraclass)Neoptera
Liên bộ (superordo)Endopterygota
hay Neuropterida
Bộ (ordo)Neuroptera
Linnaeus, 1758
Phân bộ

Bộ Cánh gân (tên khoa học Neuroptera) là một bộ côn trùng. Bộ này có khoảng 6.010 loài.[1] Theo truyền thống nhóm này được gọi là Planipennia, với Neuroptera lúc đó cụng bao gồm Sialidae, Chauliodinae, CorydalinaeRaphidioptera, nhưng hiện nay chúng được xem là các bộ riêng biệt (MegalopteraRaphidioptera). Đôi khi tên gọi Neuropterida[Ghi chú 1] được sử dụng để chỉ ba bộ trong nhóm này. Nó hoặc được xếp thành liên bộ với Endopterygota trở thành nhánh không phân hạng cấp trên nó, hoặc Endopterygota được duy trì là một liên bộ, với Neuropterida không phân hạng trong chúng. Trong endopterygote, các họ hàng còn sống của nhánh neuropterida là bộ cánh cứng.

Con trưởng thành trong bộ này có 4 cánh màng, kích thước các cánh trước và sau gần như bằng nhau, và có nhiều gân mạch. Chúng có miệng nhai và trải qua hoàn toàn quá trình biến thái hoàn toàn.

Các loài trong bộ Neuroptera xuất hiện đầu tiên trong suốt kỷ Permi, và tiếp tục đa dạng hóa trong suốt Đại Trung sinh.[2] Trong thời gian này một số loài có kích thước lớn khác thường đã tiến hóa, đặc hiệt trong họ Kalligrammatidae, chúng thường được xem là "bướm kỷ Jura" do có cánh lớn.[3]

Phân loại học

Việc nhận thức phát sinh loài của neuroptera là bước phát triển lớn từ giữa thập niên 1990, ít nhất là nhờ vào sự phát hiện các di chỉ hóa thạch một cách kỷ lục.[1] Ví dụ, năm 1995, người ta hiểu hơn giản rằng MegalopteraRaphidioptera không thuộc Neuroptera trong điều kiện nghiêm ngặt, và Mantispoidea và một phần của Myrmeleontoidea là những nhóm duy nhất có thể được xác nhận qua phân tích nhánh.[4] Mặc dù các mối quan hệ của một số họ còn lại có thể được hiểu đầy đủ, hầu hết các dòng chính của Neuropterida ngày nay có thể được xếp loại trong bối cảnh tiến hóa.[Ghi chú 2]

Cánh hóa thạch 49 triệu năm của Palaeopsychops marringerae (Polystoechotidae), thể hiện bằng màu
Chrysoperla carnea (Chrysopidae)
Drepanepteryx phalaenoides (Hemerobiidae)
Ditaxis biseriata (Mantispidae)
Kalligramma haeckeli fossil (Kalligrammatidae)

Ngoài một vài nhóm có vị trí tiến hóa khá cơ bản hoặc vị trí không chắc chắn, các côn trùng cánh gân có thể được chia thành 2 phân bộ, MyrmeleontiformiaHemerobiiformia. Nevrorthidae nguyên thủy là một nhóm cổ nhất của các loài neuroptera còn sống, đôi khi được xem là phân bộ thứ 3 (Nevrorthiformia) hoặc nằm trong Hemerobiiformia và đặc biệt hơn là trong liên họ Osmyloidea. Nhưng thực tế, tốt hơn là chúng được xem là một dòng rất cơ bản.[5]

Các dạng cơ bản và chưa xếp

Phân bộ Hemerobiiformia

Phân bộ Myrmeleontiformia

Ghi chú

  1. ^ cũng được gọi là "Neuropteroidea", mặc dù hậu tố "-oidea" thường được sử dụng cho cấp liên họ.
  2. ^ Xem tham khảo từ Haaramo (2008).[5]
  3. ^ "Neurorthidae" là một lapsus.
  4. ^ Not in Haaramo (2008), but this taxon, for some time considered obsolete following questions about the affiliations of the Osmylopsychopidae, warrants acceptance as the three families therein form a clade.

Tham khảo

  1. ^ a b David Grimaldi & Michael S. Engel (2005). Evolution of the Insects. Cambridge University Press. ISBN 0-521-82149-5.
  2. ^ A. G. Ponomarenko & D. E. Shcherbakov (2004). “New lacewings (Neuroptera) from the terminal Permian and basal Triassic of Siberia” (PDF). Paleontological Journal. 38 (S2): S197–S203.
  3. ^ Michael S. Engel (2005). “A remarkable kalligrammatid lacewing from the Upper Jurassic of Kazakhstan (Neuroptera: Kalligrammatidae)”. Transactions of the Kansas Academy of Science. 108 (1): 59–62. doi:10.1660/0022-8443(2005)108[0059:ARKLFT]2.0.CO;2.
  4. ^ John D. Oswald (1995). “Neuroptera. Lacewings, antlions, owlflies, etc”. Tree of Life Web Project. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2010.
  5. ^ a b Mikko Haaramo (ngày 11 tháng 3 năm 2008). “Neuroptera”. Mikko's Phylogeny Archive. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008.Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)

Liên kết ngoài