Bồn địa cấu trúc

Các tỉnh địa chất trên thế giới (theo USGS)

Bồn địa cấu trúc là một thành hệ cấu tạo lớn của địa tầng được tạo ra bởi hoạt động kiến tạo làm uốn cong các lớp đá nằm ngang có trước. Các bồn địa cấu trúc là các cấu trúc địa chất dạng lõm, ngược lại với các cấu trúc vòm. Một số bồn địa có dạng kéo dài được gọi là nếp lõm. Các bồn địa cấu trúc cũng có thể là bồn địa trầm tích hay bồn trầm tích được lấp đầy bởi các vật liệu trầm tích; tuy nhiên, một số bồn địa cấu trúc được hình thành bởi các sự kiện kiến tạo sau khi các lớp trầm tích đã được lắng đọng.

Các bồn địa xuất hiện trên các bản đồ địa chất là các vòng tròn hoặc dạng elip với các lớp đồng tâm. Do địa tầng cắm vào trung tâm, nên các địa tầng lộ ra trong bồn địa có tuổi trẻ dần từ trong ra ngoài tức các đá trẻ nhất nằm ở trung tâm. Các bồn địa thường có kích thước lớn với chiều ngang khoảng hàng trăm km.

Các bồn địa cấu trúc là các cấu tạo quan trọng để tìm kiếm than, dầu khí (dầu hỏakhí thiên nhiên), và nước ngầm.

Các bồn cấu trúc

Úc

Pháp

Vương Quốc Anh

Hoa Kỳ

Xem thêm

Tham khảo

  • Monroe, James S., và Reed Wicander. The Changing Earth: Exploring Geology and Evolution. ấn bản lần thứ 2. Belmont: Wadsworth Publishing Company, 1997. ISBN 0-314-09577-2