Bánh cănBánh căn là một loại bánh phổ biến của Ninh Thuận, Bình Thuận . Sau này được phát triển ở vùng Nam Trung Bộ, đặc biệt ở các tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận. Bánh căn có hình dáng gần với bánh khọt ở các tỉnh phía Nam, nhưng cách làm hoàn toàn khác. Nếu như bánh khọt là loại bột gạo "chiên" (vì có dùng dầu mỡ) thì bánh căn là loại bột gạo "nướng". Làm bánh căn thường phải có khuôn đúc đặc biệt, thường làm bằng đất nung, và có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn. Vì bánh căn nhỏ nên thường tính theo cặp chứ không theo cái, ở giữa có thể quét mỡ hành hoặc đổ trứng. Bánh căn thường ít được dọn cùng rau sống ăn lá, mà thường ăn kèm với xoài xanh, khế chua, dưa leo băm sợi. Nước chấm đi kèm theo thường là nước mắm pha loãng, tỏi, ớt... hoặc nước cá kho (thường là cá nục), khi dùng thường nhúng nguyên bánh vào nước chấm. Nước chấm có thể bỏ thêm xíu mại, mỡ hành để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng. Lịch sửKhông ai biết bánh căn có từ bao giờ, nhưng nguồn gốc là một món ăn của người Chăm [1]. Qua thời gian, người Việt đã học hỏi và sáng tạo thêm nhiều cách thức mới, làm món ăn này thêm đặc sắc hơn, như ăn với nhiều loại nước chấm hơn, thêm vào bánh nào là tôm, mực, trứng... Thành phần
Ăn kèm thêm xoài sống, khế, dưa leo, đồ chua. (các thành phần trên có thể có hoặc không, tùy khẩu vị người ăn, hàng quán, địa phương) Chế biến
(cách chế biến này có thể khác, tùy người làm, hàng quán, địa phương) Liên kết ngoàiTham khảo
|