Bào ngư Bạch Long VĩBào ngư Bạch Long Vĩ (chủ yếu là loài Bào ngư chín lỗ[1]-Haliotis diversicolor) là nguồn gen đặc hữu, quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam, sinh sống ở khu vực biển thuộc đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng[2]. Đây là sản vật đặc trưng, loài đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao của huyện đảo này[3]; là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, vị thuốc quý, được đánh giá là có chất lượng nhất và là một trong mười đặc hải sản của Việt Nam[4] sánh ngang với bào ngư nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới như: Niu Dilân, Mehicô, Úc[5]… Nhãn hiệu Bào ngư Bạch Long Vĩ đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu[6] Đặc điểmBào ngư là loài nhuyễn thể, thân mềm chân bụng, thuộc chi Haliotis, có vỏ cứng như vỏ sò nhưng dẹt hơn, từ mép vỏ gần miệng xoắn gờ thường tạo thành các lỗ (khoảng từ 7 – 13 lỗ, cũng có tài liệu ghi là từ 7 - 9 lỗ) để hô hấp[2]. Bào ngư Bạch Long Vĩ chủ yếu gồm hai giống, bào ngư đá và bào ngư lỗ. Bào ngư đá chuyên sinh sống, bám vào các vỉa đá ngầm. Bào ngư lỗ chuyên sống trong các lỗ dưới đáy biển. Bảo ngư Bạch Long Vĩ phổ biến nhất là giống bào ngư Chín Lỗ, hay còn gọi là ốc "Cửu Khổng". Đây là giống chỉ phân bố ở một số số vùng biển như Thanh Lân, Cô Tô, Hạ Mai, Thượng Mai, vịnh Hạ Long, mật độ cao nhất là ở vùng đảo Bạch Long Vĩ. Giống có đặc điểm: vỏ hình thuyền, dài 90 - 100mm, mỏng, nhẹ, chắc; mặt ngoài vỏ sần sùi có nhiều gờ phóng xạ hoặc đồng tâm cắt nhau; mép vỏ có một hàng 14 lỗ hoặc ít hơn, trong đó có 9 lỗ thông mặt trong và ngoài; mặt vỏ ngoài màu xanh sẫm hoặc nâu sẫm, mặt trong sáng bóng với lớp xà cừ láng bóng; chân rộng, bám chắc vào đá, các rạn đá; ưa những vùng nước biển chảy mạnh, dưới triều từ 1 - 15m nước, có độ mặn cao từ trên 20 - 32‰; bào ngư ăn tảo đa bào như: Sargassum, Gracilaria…[7] Nguồn lợi giảm sútLà nguồn thực phẩm bổ dưỡng, một vị thuốc quý với nhiều công dụng, nguồn lợi Bào ngư Chín Lỗ ven đảo Bạch Long Vĩ giảm sút nhanh do cường độ khai thác cao. Theo Viện Nghiên cứu Hải sản, sản lượng khai thác Bào ngư ở Bạch Long Vĩ trước những năm 1987 đạt 37 tấn bào ngư khô/năm, đến năm 1992 còn 5 tấn khô/năm, những năm gần đây sản lượng khai thác chỉ đạt dưới 1 tấn khô/năm[8]. Tái tạo và bảo vệ nguồn lợi bào ngưTrước nguy cơ kiệt quệ nguồn lợi hải sản này, nhiều hoạt động tái tạo và bảo vệ được triển khai như: “mô hình quản lý 6m nước”, “thiết lập vành đai bảo vệ”, “quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng”, “đề xuất thiết lập khu bảo tồn biển”...[8] Năm 2013, huyện đảo đã nuôi sinh sản thành công giống bào ngư Chín Lỗ, mẻ giống đầu tiên sản xuất được 125.611 con giống (từ 20 kg giống bố, mẹ)[9] và trở thành nơi nhân giống nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam. Bào ngư bố mẹ được khai thác tự nhiên ngay tại khu vực biển Bạch Long Vĩ, thuần hóa, cho đẻ và ương nuôi lên bào ngư giống. Nguồn nước và thức ăn (rong, tảo biển) cho ương nuôi đều khai thác tại chỗ. Con giống bào ngư nhân tạo được được nuôi cho tỷ lệ sống cao[10]. Hiện nay, việc bảo tồn và khai thác phát triển nguồn lợi bào ngư đang được quan tâm, tập trung vào các hoạt động: nuôi trồng theo phương thức nuôi thả tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo, thả giống tái tạo nguồn lợi; ban hành những quy định về kích cỡ bào ngư được phép khai thác, cấm khai thác bào ngư vào mùa sinh sản; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm bào ngư Bạch Long Vĩ[11]. Tham khảo
Chú thích
|