Ariarathes V của Cappadocia

Ariarathes V
Vua của Cappadocia
Tại vị163TCN –130 TCN
Tiền nhiệmAriarathes IV của Cappadocia Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmAriarathes VI của Cappadocia Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
Mất130 TCN
Phối ngẫuNysa
Hậu duệAriarathes VI của Cappadocia và năm người con khác
Thân phụAriarathes IV của CappadociaVua hoặc hoàng đế
Thân mẫuAntiochis

Ariarathes V Eusebes Philopator (tiếng Hy Lạp cổ: Ἀριαράθης Εὐσεβής Φιλοπάτωρ, Ariaráthēs Eusebḗs Philopátōr; trị vì 163-130 TCN hoặc 126 TCN) là con trai của vua Ariarathes IV. Trước đó ông có tên gọi là Mithridates, ông đã trị vì 33 năm, từ năm 163-130 trước Công nguyên, và là vua của Cappadocia. Ông đã tỏ ra xuất chúng nhờ vào danh tiếng của mình cùng với sự trau dồi của ông về triết học và nghệ thuật tự do.

Thời niên thiếu

Ariarathes V có gốc gác hỗn hợp Hy Lạp và Ba Tư, mặc dù ông gần như là người Hy Lạp theo huyết thống. Ông là con trai của Ariarathes IV của Cappadoci, người mang một nửa dòng máu Hy Lạp-Macedonia [1] và Ba Tư với vị hôn phu Antiochis của ông ta, vốn là con gái của vua Seleukos, Antiochos III [2][3] thuộc triều đại Seleukos gốc Hy Lạp-Macedonia [4].Theo Livy,[5] ông được học tại Roma, nhưng thông tin này có lẽ thuộc về một Ariarathes khác, trong khi Ariarathes Eusebes có thể được giáo dục và dành thời thiếu niên của ông ở Athens, nơi ông dường như đã trở thành một người bạn của vị vua tương lai Attalos II.

Cai trị

Trong một hậu quả của một sự từ chối- theo mong muốn của người La Mã- một cuộc hôn nhân với em gái của vua Demetrius I Soter, người sau đó tiến hành chiến tranh với ông, và ủng hộ Orophernes, một trong những người con trai giả mạo của vị vua trước, như là một kẻ tranh đoạt ngôi vị. Ariarathes đã bị mất vương quốc của mình, và chạy trốn đến Roma khoảng năm 158 trước Công nguyên. Ông đã được khôi phục bởi những người La Mã, tuy nhiên, họ đã cho phép Orophernes cai trị cùng với ông, điều này được ghi lại rõ ràng bởi Appian,[6] và ngụ ý của Polybius[7]. Tuy nhiên, sự đồng cai trị đã không kéo dài; ngay sau đó Ariarathes đã là vị vua duy nhất còn lại. Năm 154 trước Công nguyên, Ariarathes giúp vua Pergamum Attalus II trong cuộc chiến tranh của ông ta chống lại Prusias II của Bithynia, và phái con trai ông Demetrios chỉ huy lực lượng của mình. Ông đã mất năm 130 trước Công nguyên, trong cuộc chiến của người La Mã chống lại Aristonicus của Pergamum. Đổi lại cho sự trợ giúp của ông cho người La Mã vào dịp đó, LycaoniaCilicia được thêm vào lãnh địa của vương quốc ông. Cùng với Nysa, vợ ông (có thể là con gái của vua Pharnaces I của Pontus) ông đã có sáu người con, nhưng tất cả, ngoại trừ một, đã bị giết bởi người mẹ của mình, và điều này giúp cho bà ta có thể có được vương quốc. Sau đó bà ta bị giết chết bởi người dân vì sự tàn ác của chính mình, cuối cùng người con trai còn sống đã lên kế vị ngai vàng là Ariarathes VI.

Ariarathes là một người vô cùng yêu thích nền văn hóa Hy Lạp, ông được vinh danh là công dân của Athens, ông cũng đã xây dựng lại hai thị trấn ở Cappadocia là MazacaTyana với tên Hy Lạp là Eusebia.

Tiền nhiệm:
Ariarathes IV
vua của Cappadocia
163 BC – 130 BC
Kế nhiệm:
Ariarathes VI

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Boyce, Mary; Grenet, Frantz (1991). A History of Zoroastrianism: Zoroastrianism Under Macedonian and Roman Rule. BRILL. tr. 267-8. ISBN 9004092714. His son Ariarathes IV (220-c.162), thus half-Macedonian by blood, set the title "king" on his coins, and attached to his name the cognomen Philopator. He also introduced the device of Athena holding Nike, which became the standard reverse type of the Ariarathid coinage. […] His son Ariarathes V (c.162-130), with the cognomen Eusebes, was an ardent philhellene, and no longer wears the tiara on any of his coins. In his youth he studied in Athens, where he became friends with the future Attalus III, the last king of Pergamum. He in his turn married a Seleucid princess, his cousin Nysa, daughter of Antiochus III; and he refounded Mazaka and Tyana as Greek poleis…Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Gera, Dov (1998). Judaea and Mediterranean Politics, 219 to 161 B.C.E. BRILL. tr. 259. ISBN 9004094415. Antiochis, a daughter of Antiochus III, and aunt to both Antiochus V and Demetrius. Antiochis had been married to Ariarathes IV, the king of Cappadocia. At the time in question, her son Ariarathes V, the reigning king of Cappadocia asked Lysias’ permission to rebury his mother’s and sister’s bodies in the family plot of the Cappadocian royal house.
  3. ^ Zion, Noam; Spectre, Barbara (2000). A Different Light: The Big Book of Hanukkah. Devora Publishing. tr. 57. ISBN 1930143370, 9781930143371 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp). Antiochus III, the Greek Seleucid Dynasty of Greater Syria captures Judea. 172 or 171-163Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Glubb, Sir John Bagot (1967). Syria, Lebanon, Jordan. Thames & Hudson. tr. 34. OCLC 585939. Although the Ptolemies and the Seleucids were perpetual rivals, both dynasties were Greek and ruled by means of Greek officials and Greek soldiers. Both governments made great efforts to attract immigrants from Greece, thereby adding yet another racial element to the population.
  5. ^ Livy, xlii. 19
  6. ^ Appian, "The Syrian Wars", 47
  7. ^ Polybius, xxxii. 10
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “laer_4.64” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.