An Minh

An Minh
Huyện
Huyện An Minh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhKiên Giang
Huyện lỵThị trấn Thứ Mười Một
Trụ sở UBNDKhu phố 2, thị trấn Thứ Mười Một
Phân chia hành chính1 thị trấn, 10 xã
Thành lập1986
Địa lý
Tọa độ: 9°36′40″B 104°56′44″Đ / 9,611054°B 104,945522°Đ / 9.611054; 104.945522
MapBản đồ huyện An Minh
An Minh trên bản đồ Việt Nam
An Minh
An Minh
Vị trí huyện An Minh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích590,48 km²
Dân số (2020)
Tổng cộng116.217 người[1]
Thành thị6.770 người (6%)
Nông thôn109.447 người (94%)
Mật độ197 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính909[2]
Biển số xe68-M1
Websiteanminh.kiengiang.gov.vn

An Minh là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Địa lý

Huyện An Minh nằm ở phía nam của tỉnh Kiên Giang, có vị trí địa lý:

Huyện An Minh có diện tích 590,48 km², dân số năm 2020 là 116.217 người[1], mặt độ dân số đạt 197 người/km².

Hành chính

Huyện An Minh có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thứ Mười Một (huyện lỵ) và 10 xã: Đông Hòa, Đông Hưng, Đông Hưng A, Đông Hưng B, Đông Thạnh, Tân Thạnh, Thuận Hòa, Vân Khánh, Vân Khánh Đông, Vân Khánh Tây.

Bản đồ hành chính huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang

Đơn vị hành chính cấp xã Thị trấn

Thứ Mười Một

Đông Hòa

Đông Hưng

Đông Hưng A

Đông Hưng B

Đông Thạnh

Tân Thạnh

Thuận Hòa

Vân Khánh

Vân Khánh Đông

Vân Khánh Tây

Diện tích (km²) 12,1 98,36 55,04 36,16 74,39 54,29 41,39 82,46 48,39 45,4 42,45
Dân số (người) 6.770 20.747 10.007 7.646 9.861 10.736 10.644 14.581 10.772 8.489 5.964
Mật độ dân số (người/km²) 560 211 182 211 133 198 257 177 233 187 141
Số đơn vị hành chính 4 khu phố 11 ấp 7 ấp 8 ấp 7 ấp 8 ấp 6 ấp 8 ấp 6 ấp 6 ấp 5 ấp

Lịch sử

Ngày 13 tháng 1 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 07-HĐBT[3] về việc thành lập huyện An Minh trên cơ sở tách 12 xã: Thuận Hòa, Nam Hòa, Đông Hòa, Tân Hòa, Tân Thạnh, Đông Thạnh, Ngọc Hưng, Đông Hưng, Tân Hưng, Vân Khánh, Vân Khánh Đông và Khánh Vân với diện tích tự nhiên 55.824 ha và 77.302 người của huyện An Biên.

Ngày 24 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 92-HĐBT[4] về việc:

  • Giải thể các xã Tân Hòa, Nam Hòa, Tân Thạnh, Khánh Vân và Tân Hưng để thành lập xã An Minh Tây và thị trấn Thứ Mười Một
  • Thành lập xã An Minh Bắc thuộc huyện An Biên và chuyển xã này về huyện An Minh quản lý.

Ngày 31 tháng 5 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 288-TCCP[5] về việc:

  • Sáp nhập xã Ngọc Hưng và một phần xã An Minh Tây vào xã Đông Hưng
  • Sáp nhập phần còn lại của xã An Minh Tây nhập vào xã Đông Thạnh.

Huyện An Minh lúc này gồm có thị trấn Thứ Mười Một và 6 xã: An Minh Bắc, Đông Hòa, Đông Hưng, Đông Thạnh, Thuận Hòa, Vân Khánh.

Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 23-CP[6] về việc:

  • Thành lập xã Đông Hưng A trên cơ sở 3.364 ha diện tích tự nhiên và 7.091 người của xã Đông Hưng
  • Thành lập xã Đông Hưng B trên cơ sở 8.311,99 ha diện tích tự nhiên và 10.150 người của xã Đông Hưng.

Ngày 14 tháng 11 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2001/NĐ-CP[7] về việc:

  • Thành lập xã Vân Khánh Đông trên cơ sở 4.001 ha diện tích tự nhiên và 7.169 người xã Vân Khánh
  • Thành lập xã Vân Khánh Tây trên cơ sở 4.641 ha diện tích tự nhiên và 6.339 người của xã Vân Khánh.

Cuối năm 2004, huyện An Minh có 11 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Thứ Mười Một và 10 xã: Thuận Hòa, Đông Thạnh, Đông Hưng A, Vân Khánh Đông, Vân Khánh, Vân Khánh Tây, Đông Hòa, Đông Hưng, Đông Hưng B, An Minh Bắc.

Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP[8] về việc thành lập xã Tân Thạnh trên cơ sở 3.956 ha diện tích tự nhiên và 10.939 người của xã Đông Thạnh.

Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Ngày 6 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2007/NĐ-CP[9] về việc thành lập huyện U Minh Thượng trên cơ sở điều chỉnh 13.376,67 ha diện tích tự nhiên và 10.877 nhân khẩu (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã An Minh Bắc) của huyện An Minh.

Sau khi điều chỉnh, huyện An Minh còn lại 59.055,71 ha diện tích tự nhiên và 120.193 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Đông Thạnh, Tân Thạnh, Thuận Hoà, Vân Khánh Đông, Vân Khánh Tây, Vân Khánh, Đông Hưng, Đông Hưng A, Đông Hưng B, Đông Hoà và thị trấn Thứ Mười Một.

Chú thích

  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2020 - tỉnh Kiên Giang” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Quyết định 7-HĐBT ngày 13 tháng 1 năm 1986 chia huyện An Biên thuộc tỉnh Kiên Giang thành hai huyện lấy tên là huyện An Biên và huyện An Minh
  4. ^ Quyết định 92-HĐBT năm 1988 về việc điều chỉnh địa giới huyện Châu Thành để mở rộng địa giới thị xã Rạch Giá; thành lập phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Rạch Giá và các huyện Châu Thành, An Minh, Gò Quao, Hòn Đất; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hà Tiên và huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
  5. ^ Quyết định số 288-TCCP điều chỉnh địa giới một số xã, phường thuộc thị xã Rạch Giá và các huyện An Minh, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
  6. ^ “Nghị định 23-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập một số xã, phường thuộc tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 18 tháng 3 năm 1997.
  7. ^ “Nghị định 84/2001/NĐ-CP về việc thành lập các xã, phường thuộc các huyện Gò Quao, An Minh, Tân Hiệp, Giồng Riềng và thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 14 tháng 11 năm 2001.
  8. ^ “Nghị định 97/2005/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang; điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã thuộc các huyện Gò Quao, An Minh, Châu Thành, Kiên Hải và Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 26 tháng 7 năm 2005. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
  9. ^ “Nghị định 58/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận để thành lập huyện U Minh Thượng; thành lập xã thuộc các huyện Vĩnh Thuận, Kiên Lương, Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 6 tháng 4 năm 2007.

Tham khảo