Acid folic

Folic acid
Skeletal formula
Dữ liệu lâm sàng
Phát âm/ˈflɪk, ˈfɒlɪk/
Tên thương mạiFolicet, Folvite
Đồng nghĩaFA, N-(4-{[(2-amino-4-oxo-1,4-dihydropteridin-6-yl)methyl]amino}benzoyl)-L-glutamic acid, pteroyl-L-glutamic acid, folacin, vitamin B9,[1] and historically, vitamin Bc and vitamin M[2]
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682591
Giấy phép
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: A
Dược đồ sử dụngBy mouth, intramuscular, intravenous, subcutaneous
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng50–100%[3]
Chuyển hóa dược phẩmLiver[3]
Bài tiếtUrine[3]
Các định danh
Tên IUPAC
  • (2S)-2-[[4-[(2-Amino-4-oxo-1H-pteridin-6-yl)methylamino]benzoyl]amino]pentanedioic acid[4]
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
Phối tử ngân hàng dữ liệu protein
ECHA InfoCard100.000.381
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC19H19N7O6
Khối lượng phân tử441,40 g·mol−1
Mẫu 3D (Jmol)
Tỉ trọng1.6±0.1 g/cm3 [5]
Điểm nóng chảy250 °C (482 °F) (decomposition)
Độ hòa tan trong nước1.6mg/L (25 °C)
SMILES
  • n1c2C(=O)NC(N)=Nc2ncc1CNc3ccc(cc3)C(=O)N[C@H](C(O)=O)CCC(O)=O
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C19H19N7O6/c20-19-25-15-14(17(30)26-19)23-11(8-22-15)7-21-10-3-1-9(2-4-10)16(29)24-12(18(31)32)5-6-13(27)28/h1-4,8,12,21H,5-7H2,(H,24,29)(H,27,28)(H,31,32)(H3,20,22,25,26,30)/t12-/m0/s1
  • Key:OVBPIULPVIDEAO-LBPRGKRZSA-N


Acid folic (tức Vitamin B9Folacin), Folat (dạng anion) là các dạng hòa tan trong nước của vitamin B9, cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người để thực hiện các quá trình sản sinh Tế bào mới. Nhu cầu về Acid Folic tăng cao ở phụ nữ mang thaitrẻ sơ sinh. Chất này có mặt trong nhiều loại thức ăn và cũng có thể có từ sản phẩm nhân tạo.

Vai trò sinh học

Acid folic có vai trò sinh học trong việc tạo ra tế bào mới và duy trì chúng[6]. Nó đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phân chia và lớn lên nhanh của tế bào như ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Chất này cần thiết trong việc nhân đôi DNA và giúp tránh đột biến DNA vốn là một yếu tố gây ung thư.

Chính vì có tác dụng giúp tái tạo tế bào như vậy mà Acid folic có thể được sử dụng để phục hồi phục sinh lực cho các cơ quan nội tạng sau mỗi sự cố thiếu máu hay tổn thương nội mạng tế bào. Điển hình là việc Acid folic đã được đưa vào trong các sản phẩm dược phẩm và thực phẩm chức năng dành cho người đau thắt ngựcnhồi máu cơ tim. Khi bệnh nhân gặp tình trang đau thắt ngực có nghĩa là mạch máu của họ đã có xảy ra một số sự tắc nghẽn nhỏ do đó dẫn đến thiếu máu cơ tim một phần nhỏ. Và nếu cứ để tình trang này tiếp diễn thì khả năng xảy ra cơn nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử là rất cao. Vì vậy việc bổ sung Acid folic cho những đối tượng này là điều cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên số lượng cần bổ sung là khá ít vì nó còn liên quan tới vấn đề sau đây.

Việc thiếu acid folic làm chậm quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào, ảnh hưởng đến các khu vực có sự tái tạo tế bào nhanh như ở tủy xương. Sự thiếu hụt acid folic làm chậm sự tổng hợp DNA, trong khi đó không ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp RNAprotein, khiến tạo ra nhiều các tế bào hồng cầu lớn trong máu, gọi là nguyên hồng cầu to, gây ra sự thiếu hồng cầu bình thường và chứng bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu to [7][8].

Phụ nữ mang thai

Acid folic đặc biệt cần thiết cho tất cả các phụ nữ có ý định mang thai. Trong khoảng thời gian ngay trước và ngay sau khi thụ thai, cần ăn đủ acid folic, để bào thai được phát triển khỏe mạnh, tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi.

Một trong các nguy cơ cho bào thai nếu thiếu acid folic là bệnh khuyết tật ống thần kinh [9][10]. Bệnh này có thể gây ra sự hở xương sống, hở hộp sọ và thậm chí vô não. Nguy cơ này có thể giảm nếu uống thêm thuốc bổ trợ chứa acid folic, ngoài chế độ dinh dưỡng giàu acid folic bình thường [11][12].

Theo một số tài liệu, phụ nữ mang thai nên uống thêm khoảng 400 microgam acid folic từ thuốc bổ trợ hằng ngày, cùng với bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này giúp đạt được nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày về acid folic cho phụ nữ mang thai là 600 microgam như trình bày bên dưới.

Khuyến cáo dinh dưỡng

Nguồn gốc

Các loại rau như rau chân vịt hay rau cải xanh, các loại đỗngũ cốc, gan, thịt gà, và một số hoa quả như cam, bưởi chứa nhiều acid folic. Một số thức ăn sáng ngũ cốc ở các nước phát triển (nhất là các nước áp dụng quy định pháp luật bắt buộc để phục vụ cho chương trình sức khỏe quốc gia) chứa từ 25 đến 100 phần trăm nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày về acid folic trong một khẩu phần ăn.

Hàm lượng acid folic trong một số loại thực phẩm:

Nguồn

thực vật[13]

Hàm lượng

folate (μg / 100g)

Lạc (đậu phộng) 246
Hạt hướng dương 238
Đậu lăng 181
Đậu gà 172
Măng tây 149
Rau chân vịt 146
Rau xà lách 136
Đậu nành 111
Súp lơ 108
Hạt óc chó 98
Nguồn

thực vật[13]

Hàm lượng

folate (μg / 100g)

Bơ lạc 92
Hạt phỉ 88
Quả bơ 81
Củ cải đường 80
Cải xoăn 65
Bánh mì 65
Cải bắp 46
Ớt chuông đỏ 46
Đậu phụ 44
Khoai tây 28
Nguồn

Động vật[13]

Hàm lượng

folate (μg / 100g)

Gan gà 576
Phô mai 20-60
Trứng gà 44
Cá hồi 35
Thịt gà 12
Thịt bò 12
Thịt lợn 8
Sữa chua 8-11
Sữa 5
3

Nhu cầu

Lượng acid folic cần thiết hằng ngày được tóm tắt ở bảng sau:

Nhu cầu acid folic hằng ngày (µg)
Nam giới Nữ giới
Trên 19 tuổi Trên 19 tuổi Mang thai Cho con bú
400 µg 400 µg 600 µg 500 µg
1 µg thức ăn chứa acid folic = 0,6 µg acid folic trong thuốc bổ trợ

Theo các điều tra ở Hoa Kỳ (NHANES III 1988-91[14] hay 1994-96 CSFII[15]) đa số mọi người không ăn đủ acid folic hằng ngày [16][17].

Tại Hoa Kỳ đã có chiến dịch tăng cường acid folic trong khẩu phần ăn, trong ngũ cốcthức ăn sáng ngũ cốc, và bước đầu đã cho kết quả khả quan [18]. Tuy nhiên chương trình tương tự ở Châu Âu có ít hiệu quả [19].

Chú thích

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên NIH2016
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Welch1983
  3. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên AHFS2016
  4. ^ “Folic Acid”. The PubChem Project. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2014.
  5. ^ “Folic Acid”. ChemSrc.
  6. ^ Kamen B (1997). “Folate and antifolate pharmacology”. Seminars in oncology. 24 (5 Suppl 18): S18-30-S18-39. PMID 9420019. (tiếng Anh)
  7. ^ Fenech M, Aitken C, Rinaldi J (1998). “Folate, vitamin B12, homocysteine status and DNA damage in young Australian adults”. Carcinogenesis. 19 (7): 1163–71. PMID 9683174.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (tiếng Anh)
  8. ^ Zittoun J (1993). “Anemias due to disorder of folate, vitamin B12 and transcobalamin metabolism”. La Revue du praticien. 43 (11): 1358–63. PMID 8235383. (tiếng Pháp)
  9. ^ Phụ nữ mang thai và acid folic (tiếng Việt)
  10. ^ Shaw GM, Schaffer D, Velie EM, Morland K, Harris JA (1995). “Periconceptional vitamin use, dietary folate, and the occurrence of neural tube defects”. Epidemiology. 6 (3): 219–226. PMID 7619926.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (tiếng Anh)
  11. ^ Mulinare J, Cordero JF, Erickson JD, Berry RJ (1988). “Periconceptional use of multivitamins and the occurrence of neural tube defects”. Journal of the American Medical Association. 260 (21): 3141–3145. PMID 3184392.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (tiếng Anh)
  12. ^ Milunsky A, Jick H, Jick SS, Bruell CL, MacLaughlin DS, Rothman KJ, Willett W (1989). “Multivitamin/folic acid supplementation in early pregnancy reduces the prevalence of neural tube defects”. Journal of the American Medical Association. 262 (20): 2847–2852. PMID 2478730.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (tiếng Anh)
  13. ^ a b c “USDA Food Composition Databases”. United States Department of Agriculture, Agricultural Research Service. Release 28. 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2018.
  14. ^ National Health and Nutrition Examination Survey
  15. ^ Continuing Survey of Food Intakes by Individuals
  16. ^ Alaimo K, McDowell MA, Briefel RR, Bischof AM, Caughman CR, Loria CM, Johnson CL (1994). “Dietary intake of vitamins, minerals, and fiber of persons ages 2 months and over in the United States: Third National Health and Nutrition Examination Survey, Phase 1, 1988-91”. Advance Data n° 258: 1–28. PMID 10138938.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (tiếng Anh)
  17. ^ Raiten DJ, Fisher KD (1995). “Assessment of folate methodology used in the Third National Health and Nutrition Examination Survey (NHANES III, 1988-1994)”. The Journal of Nutrition. 125 (5): 1371S–1398S. PMID 7738698. (tiếng Anh)
  18. ^ Lewis CJ, Crane NT, Wilson DB, Yetley EA (1999). “Estimated folate intakes: data updated to reflect food fortification, increased bioavailability, and dietary supplement use”. The American Journal of Clinical Nutrition. 70 (2): 198–207. PMID 10426695.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (tiếng Anh)
  19. ^ Các chính sách về acid folic của Châu Âu chưa hiệu quả Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine (tiếng Việt)

Liên kết ngoài