31 Pegasi

31 Pegasi là tên của một ngôi sao đơn lẻ[1] nằm trong một chòm sao phương bắc tên là Phi Mã. Với cấp sao biểu kiến trung bình là 4,99[2], ta có thể nhìn thấy nó là một điểm mờ có ánh sáng màu xanh trắng. Để có thể nhìn thấy nó rõ ràng nhất, ta cần có một vị trí cách xa thành thị (do sự ô nhiễm ánh sáng làm hạn chế tầm nhìn) và điều kiện thời tiết tốt. Dựa trên giá trị thị sai đo được[3], ngôi sao này có khoảng cách với chúng ta là khoảng xấp xỉ 1600 năm ánh sáng và hiện đang di chuyển về phía chúng ta với vận tốc 5,3 km/s.[4]

Nó là một sao Be có khối lượng lớn với quang phổ loại B2 IV-V[5]. bên cạnh đó, 31 Pegasi còn là một sao biến quang biến đổi cấp sao biểu kiến của nó từ 4,85 đến 5,05[6]. Nó đang tự quay với vận tốc 98 km/s với điểm cực có độ nghiêng được ước tính là 26° ± 9° từ điểm nhìn của trái đất[7]. Tuổi của nó là 15,4 triệu năm[8] với khối lượng gấp 12,5 lần khối lượng mặt trời[7]. Nó phát ra ánh sáng hay tỏa ra năng lượng gấp 28000 lần mặt trời với nhiệt độ hiệu dụng nơi quang cầu của nó là 23890 Kelvin.[7]

Dữ liệu hiện tại

Theo như quan sát, đây là ngôi sao nằm trong chòm sao Phi Mã và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 22h 21m 31.07511s[3]

Xích vĩ 12° 12′ 18.6628″[3]

Cấp sao biểu kiến 4.99[2]

Cấp sao tuyệt đối −3.61[9]

Vận tốc xuyên tâm 5.30[4] km/s

Loại quang phổ B2IV-Ve[10]

Giá trị thị sai 2,01 +/- 0,28 mas[3]

Tham khảo

  1. ^ Eggleton, P. P.; Tokovinin, A. A. (tháng 9 năm 2008). “A catalogue of multiplicity among bright stellar systems”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 389 (2): 869–879. arXiv:0806.2878. Bibcode:2008MNRAS.389..869E. doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13596.x.
  2. ^ a b Ducati, J. R. (2002). “VizieR Online Data Catalog: Catalogue of Stellar Photometry in Johnson's 11-color system”. CDS/ADC Collection of Electronic Catalogues. 2237. Bibcode:2002yCat.2237....0D.
  3. ^ a b c d Van Leeuwen, F. (2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357. Vizier catalog entry
  4. ^ a b Gontcharov, G. A. (2006). “Pulkovo Compilation of Radial Velocities for 35 495 Hipparcos stars in a common system”. Astronomy Letters. 32 (11): 759. arXiv:1606.08053. Bibcode:2006AstL...32..759G. doi:10.1134/S1063773706110065.
  5. ^ Lesh, Janet Rountree (tháng 12 năm 1968). “The Kinematics of the Gould Belt: an Expanding Group?”. Astrophysical Journal Supplement. 17: 371. Bibcode:1968ApJS...17..371L. doi:10.1086/190179.
  6. ^ Samus, N. N.; Durlevich, O. V.; và đồng nghiệp (2009). “General Catalogue of Variable Stars”. VizieR On-line Data Catalog: B/gcvs. Originally published in: 2009yCat....102025S. 1. Bibcode:2009yCat....102025S.
  7. ^ a b c Zorec, J.; và đồng nghiệp (2016). “Critical study of the distribution of rotational velocities of Be stars”. Astronomy & Astrophysics. 595: A132. Bibcode:2016A&A...595A.132Z. doi:10.1051/0004-6361/201628760.
  8. ^ Tetzlaff, N.; và đồng nghiệp (2011). “A catalogue of young runaway Hipparcos stars within 3 kpc from the Sun”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 410: 190. arXiv:1007.4883. Bibcode:2011MNRAS.410..190T. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.17434.x. Vizier catalog entry
  9. ^ Anderson, E.; Francis, Ch. (2012). “XHIP: An extended hipparcos compilation”. Astronomy Letters. 38 (5): 331. arXiv:1108.4971. Bibcode:2012AstL...38..331A. doi:10.1134/S1063773712050015. Vizier catalog entry
  10. ^ Hoffleit, D.; Warren, W. H. (1995). “VizieR Online Data Catalog: Bright Star Catalogue”. VizieR On-line Data Catalog: V/50. Originally published in: 1964BS....C......0H (ấn bản thứ 5). 5050. Bibcode:1995yCat.5050....0H.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “gcvs” được định nghĩa trong <references> có tên “” không có nội dung.