25 loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới là một danh sách các loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp được lựa chọn và xuất bản bởi International Union for Conservation of Nature Species Survival Commission Primate Specialist Group (IUCN/SSC PSG), International Primatological Society (IPS), và Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI).[1] Danh sách năm 2012–2014 thêm Bristol Conservation and Science Foundation (BCSF) vào danh sách các nhà xuất bản.[2] IUCN/SSC PSG làm việc cùng với CI để bắt đầu danh sách vào năm 2000, nhưng vào năm 2002, trong Hội nghị hội các nhà linh trưởng học Quốc tế lần thứ 19, các nhà linh trưởng học xem xét và tranh cãi về danh sách này, dẫn tới bản duyệt lại năm 2002–2004 và sự ghi danh của IPS. Kể từ đó việc xuất bản đã là một dự án chung giữa ba tổ chức bảo tồn và được xem xét lại hai năm một lần cùng với Hội nghị IPS diễn ra hai năm một lần.[1] Bắt đầu với báo cáo năm 2004–2006, cái tên được đổi thành "Primates in Peril: The World's 25 Most Endangered Primates" (tạm dịch: linh trưởng gặp nguy: 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới).[3] Cùng năm đó, danh sách bắt đầu cung cấp thông tin về từng loài, bao gồm tình trạng bảo tồn và những mối nguy mà chúng gặp phải trong tự nhiên.[1]Thông tin về loài được viết trong một sự hợp tác với các chuyên gia trong lĩnh vực đó, với 60 người đóng góp trong báo cáo năm 2006–2008[4] và 85 người đóng góp trong báo cáo năm 2008–2010.[1] Các báo cáo năm 2004–2006 và 2006–2008 được xuất bản trên tạp chí Primate Conservation của IUCN/SSC PSG,[3][5] trong khi các báo cáo năm 2008–2010 và2010-2012 được xuất bản độc lập bởi cả ba tổ chức đóng góp.[1][6]
25 loài trong danh sách năm 2012–2014 được phân bố trong 16 nước. Các quốc gia có số lượng loài nhiều nhất trong danh sách là Madagascar (sáu loài), Việt Nam (năm loài), và Indonesia (ba loài). Danh sách này được chia thành bốn khu vực riêng biệt: quần đảo Madagascar, lục địa châu Phi, lục địa châu Á bao gồm quần đảo Indonesia, và Neotropics (Trung và Nam Mỹ). Năm loài đã có mặt ở cả bảy danh sách đã xuất bản là: Propithecus candidus, Voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri), Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus poliocephalus), Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) và Cà đác (Rhinopithecus avunculus).[2]
Từ khóa
Chìa khóa cho tiêu đề các cột
Loài
Tên thông thường (nếu có) và tên khoa học của loài, có thể có ảnh
Năm được liệt kê
Năm mà loài được thêm vào danh sách "25 loài linh trưởng Nguy cấp nhất" của IUCN
Vị trí
Quốc gia nơi loài được tìm thấy
Số lượng ước tính
Ước tính số lượng mới nhất từ IUCN
Tình trạng IUCN
Tình trạng bảo tồn của loài, theo IUCN tính theo ngày xuất bản danh sách mới nhất
Mối đe dọa
Danh sách các mối đe dọa mà loài đang gặp phải, được IUCN sử dụng để đánh giá tình trạng bảo tồn
Danh sách hiện tại
25 loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới, 2012–2014: Madagascar[2]
^ abcdefMittermeier, R.A.; Schwitzer, C.; Rylands, A.B.; Taylor, L.A.; Chiozza, F.; Williamson, E.A.; Wallis, J. biên tập (2012). “Primates in Peril: The World's 25 Most Endangered Primates 2012–2014”(PDF). Illustrated by S.D. Nash. IUCN/SSC Primate Specialist Group (PSG), International Primatological Society (IPS), Conservation International (CI), and Bristol Conservation and Science Foundation (BCSF): 1–40. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “IUCN Cercopithecus diana roloway” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “IUCN Procolobus rufomitratus rufomitratus” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “IUCN Nycticebus javanicus” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “IUCN Procolobus pennantii pennantii” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “IUCN Microcebus berthae” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “IUCN Varecia rubra” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “IUCN Tarsius pumilus” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.