Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc
Ủy ban Nhân quyền hay Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: Human Rights Committee) là một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc gồm 18 chuyên gia độc lập có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Đây là một trong 10 cơ quan điều ước quốc tế thuộc hệ thống nhân quyền Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện các công ước về nhân quyền của Liên Hợp Quốc.[3]. Cần tránh nhầm lẫn Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc với tổ chức của Liên Hợp Quốc về nhân quyền gồm đại diện của các nước thành viên Liên Hợp Quốc (quy định theo Hiến chương Liên Hợp Quốc) là Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, là nơi đại diện các quốc gia thảo luận về các vấn đề nhân quyền. Cũng cần tránh nhầm lẫn với Ủy ban Nhân quyền (United Nations Commission on Human Rights) đã chấm dứt hoạt động vào năm 2006 và được thay thế bằng Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đề cập trên. Chức năng chính của Ủy ban Nhân quyền là đưa ra các giải thích nội dung của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ở dạng các Bình luận chung), giám sát các quốc gia thành viên Công ước thực hiện các nghĩa vụ quy định trong Công ước (dưới dạng xem xét các báo cáo định kỳ), và giải quyết các khiếu nại của các cá nhân liên quan đến các nước tham gia vào Nghị định thư bổ sung I của Công ước.[4][5] Các quốc gia đã phê chuẩn Nghị định thư bổ sung thứ nhất của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị chấp nhận việc bị khiếu nại về tình hình nhân quyền và các vi phạm nhân quyền trong nước trước Ủy ban Nhân quyền. Tương tự, Ủy ban giám sát cả việc bãi bỏ án tử hình ở những nước đã phê chuẩn Nghị định thư bổ sung thứ hai của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.[5] Thành viên Ủy banỦy ban gồm 18 chuyên gia độc lập có uy tín về đạo đức và chuyên môn được công nhận trong lĩnh vực nhân quyền. Các chuyên gia này, trước khi chính thức nhận nhiệm vụ tại ủy ban, phải tuyên thệ sẽ phục vụ một cách vô tư và có lương tâm (theo quy định tại điều 38 của Công ước). Theo quy định tại điều 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 37, 38 và 39 của Công ước, cứ hai năm một lần Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước (thường họp tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York) sẽ bầu cử một nửa số ủy viên của Ủy ban Nhân quyền, các ủy viên có nhiệm kỳ bốn năm. Ủy viên phục vụ tại Ủy ban với tư cách cá nhân (điều 28) và có thể được đề cử lại (điều 29). Mỗi quốc gia thành viên Công ước được đề cử không quá hai ứng cử viên, và ứng cử viên phải là công dân của quốc gia thành viên Công ước (điều 29). Việc bầu cử diễn ra bằng bỏ phiếu kín (điều 29). Theo quy định ở điều 31, Ủy ban không được có hai thành viên cùng một quốc tịch và các thành viên phải mang tính đại diện cho các khu vực địa lý cũng như đại diện cho các nền văn hóa và các hệ thống nguyên tắc pháp lý khác nhau. Danh sách các thành viên được Ủy ban Nhân quyền cập nhật tại đây Cách thức làm việcTheo quy định tại ICCPR điều 39, Ủy ban tự xây dựng cách thức làm việc của mình. Từ khi chính thức được thành lập vào năm 1977, Quy chế làm việc của Ủy ban đã được sửa đổi nhiều lần. Mô tả về cách thức làm việc của ủy ban ở phần này được cập nhật theo bản quy chế sửa đổi được thông qua vào tháng 1/2021.[6] Hiện nay, theo thông lệ Ủy ban họp 3 kỳ một năm vào tháng 3, tháng 6-7 và tháng 10-11, mỗi kỳ kéo dài 4 tuần tại Genève, Thụy Sỹ (trước năm 2018 Ủy ban thường họp kỳ mùa xuân và mùa thu tại Geneva và kỳ mùa hè tại New York).[2] Ngoài ra Ủy ban có thể quyết định mở các kỳ họp bất thường. Kể từ năm 2020, do tình hình dịch Covid-19 trên toàn cầu, các kỳ họp của Ủy ban được tiến hành online hoặc xen giữa gặp mặt trực tiếp tại Geneva và online. Một số phiên họp của Ủy ban được phát trực tuyến và lưu trữ tại Truyền hình Liên Hợp Quốc Lưu trữ 2021-09-04 tại Wayback Machine. Ủy ban bầu ra Ban Chấp hành gồm một Chủ tịch, ba Phó chủ tịch và một báo cáo viên, các vị trí này có cân nhắc về giới, khu vực và tính đại diện của văn hóa và hệ thống pháp lý, và có nhiệm kỳ hai năm. Ủy ban có một Ban Thư ký do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bố trí, hiện Ban thư ký này nằm trong Bộ phận hỗ trợ Cơ quan Điều ước của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR). Ủy ban có thể tiến hành các cuộc họp công khai và họp kín. Cuộc họp công khai thường có biên bản chi tiết được công bố, đôi khi có thể có cả các clip ghi hình trên UN WebTV. Cuộc họp kín thường được thông báo tóm tắt nội dung sau cuộc họp, hoặc tóm tắt trong báo cáo thường niên của Ủy ban lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Các chức năng chính của Ủy ban Nhân quyền gồm: 1. Đưa ra các bản Bình luận chung diễn giải nội dung Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; 2. Xem xét báo cáo định kỳ của các quốc gia thành viên Công ước về nghĩa vụ thực hiện Công ước, và thông qua Nhận xét kết luận về việc thực hiện nghĩa vụ này. 3. Tiếp nhận Khiếu nại cá nhân (theo thẩm quyền quy định tại Nghị định thư tùy chọn thứ nhất của Công ước) và 4. Giám sát việc bãi bỏ hình phạt tử hình theo quy định tại Nghị định thư tùy chọn thứ hai của Công ước. Các bình luận chung diễn giải nội dung Công ướcỦy ban Nhân quyền soạn các bản diễn giải và giải thích các vấn đề hoặc điều khoản của ICCPR, gọi là các Bình luận chung (General Comment). Theo quy định tại Khoản 76 và 77 Quy chế làm việc của Ủy ban, khi quyết định soạn một Bình luận chung, Chủ tịch sẽ mời các ủy viên đề xuất các chủ điểm nội dung của bản Bình luận chung. Ủy ban sau đó sẽ tập hợp các nội dung này, lựa chọn một hoặc nhiều báo cáo viên soạn thảo nội dung, tiến hành các tham vấn với các bên liên quan (bao gồm các chuyên gia, các cơ quan điều ước khác, các quốc gia thành viên, các tổ chức nhân quyền, xã hội dân sự, vv..). Ở bước cuối cùng, Ủy ban sẽ thông qua bản Bình luận chung và phổ biến tới các quốc gia thành viên. Các bình luận chung này được xem như một khung kỹ thuật để giải thích nội dung của Công ước, là khuôn khổ để rà soát các nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước, và là căn cứ chuẩn mực để giải quyết các khiếu nại cá nhân. Các bình luận chung của Ủy ban nói chung cũng là một nguồn tham khảo của các tòa án và các cơ chế nhân quyền quốc tế, khu vực và quốc gia. Danh sách các Bình luận chung của Ủy ban Nhân quyền về nội dung của ICCPR (tính đến tháng 9/2021)
Xem xét báo cáo định kỳ của các quốc gia thành viên Công ướcTheo điều 40 của Công ước, quốc gia thành viên có nghĩa vụ báo cáo "các biện pháp họ đã áp dụng để thực thi các quyền được công nhận trong Công ước và về các tiến bộ đạt được trong việc thụ hưởng các quyền này", trong vòng một năm kể từ khi phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước. Thời điểm nộp Báo cáo lần tiếp theo sẽ do Ủy ban chỉ định. Trước năm 2020, Ủy ban thường yêu cầu các quốc gia thành viên nộp báo cáo định kỳ bốn năm một lần. Thủ tục báo cáo lúc đó được thực hiện theo 5 bước như sau:
Thủ tục báo cáo rút gọnTừ năm 2009, Ủy ban xây dựng hình thức "báo cáo rút gọn". Thủ tục này cho phép bỏ qua bước (1), thay vào đó tiến trình xem xét thực hiện nghĩa vụ quốc gia được Ủy ban khởi động bằng việc chủ động gửi bản Danh sách vấn đề tới quốc gia thành viên. Bản trả lời Danh sách vấn đề sẽ được coi là Báo cáo quốc gia về việc thực thi nghĩa vụ theo công ước. Báo cáo theo chu kỳ định trước.Kể từ năm 2020, Ủy ban Nhân quyền chuyển đổi thủ tục xem xét báo cáo định kỳ của quốc gia thành viên sang thủ tục báo cáo theo chu kỳ cố định 8 năm.[7] Theo thủ tục này, cứ 8 năm một lần các quốc gia sẽ lần lượt được xem xét việc thực hiện nghĩa vụ theo Công ước. Các quốc gia thành viên được mời mặc định sử dụng thủ tục "báo cáo rút gọn", trừ phi một quốc gia có yêu cầu riêng duy trì thủ tục 5 bước như trước. Tính cố định về thời điểm báo cáo của thủ tục này cũng tương tự như cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền. Báo cáo tiếp nốiTừ năm 2001, Ủy ban đưa ra quy định về yêu cầu quốc gia thành viên gửi một Báo cáo tiếp nối. Trong bản Nhận xét Kết luận sau định kỳ rà soát nghĩa vụ, Ủy ban chọn từ hai đến tối đa là bốn vấn đề được xem là quan trọng và khẩn cấp và yêu cầu quốc gia thành viên gửi một Báo cáo tiếp nối trong vòng 12 tháng kể từ ngày Ủy ban thông qua bản Nhận xét kết luận. Các bên liên quan (Cơ quan Nhân quyền quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác) cũng có thể gửi báo cáo tiếp nối độc lập với báo cáo của Nhà nước, hoặc bình luận trên báo cáo của nhà nước được Ủy ban công khai.[8] Ủy ban cử một ủy viên làm Báo cáo viên về thủ tục Báo cáo tiếp nối. Báo cáo viên này có nhiệm vụ thực hiện các trao đổi về báo cáo tiếp nối và phân tích, đánh giá các thông tin tiếp nhận được. Báo cáo tiếp nối của quốc gia thành viên sẽ được đánh giá và xếp hạng theo thứ tự sau (Bảng điểm được thông qua tháng 11/2016):[8]
Các nguyên tắc trong xem xét nghĩa vụ của quốc gia thành viên
Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cá nhânGiám sát việc bãi bỏ hình phạt tử hìnhXem thêm
Liên kết ngoài
Chú thích
|