Đa liên họa

Cách nhìn khi mở của tác phẩm Tế đàn họa Ghent: Jan van Eyck (1432). Còn khi những cánh bên gấp lại sẽ cho một cách nhìn khác.

Đa liên họa (tiếng Anh: polyptych /ˈpɒlɪptɪk/ POL-ip-tik; tiếng Hy Lạp: poly- "nhiều" và ptychē "gấp") là một bức tranh (thường là tranh bảng gỗ) được chia thành nhiều phần, hoặc bảng (panel). Cụ thể hơn, song liên họa (diptych) là một tác phẩm nghệ thuật gồm hai phần; tam liên họa (triptych) là một tác phẩm ba phần; tứ liên họa (tetraptych/ quadriptych) có bốn phần; ngũ liên họa (pentaptych) năm; lục liên họa (hexaptych) sáu; thất liên họa (heptaptych/ septych) bảy; bát liên họa (octaptych) tám; cửu liên họa (enneaptych) chín; và thập liên họa (decaptych) có mười phần.

Về mặt lịch sử, đa liên họa thường gồm một bảng "trung tâm" hay "chính", thường là lớn nhất trong số các bảng hợp thành; các bảng khác được gọi là bảng "bên" hay "cánh". Thỉnh thoảng, điển hình như bức họa Ghent và Isenheim (xem ví dụ bên dưới), các bảng bản lề có thể tùy chỉnh để tái sắp xếp, nhằm trưng bày những "góc nhìn" hoặc "góc khai mở" khác nhau. Các bảng phía trên thường mô tả cảnh tĩnh, trong khi khung thấp hơn, phần tranh mặt bục (predella), thường mô tả cảnh tường thuật nhỏ.

Đa liên họa được sáng tác nhiều nhất bởi các họa sĩ Phục hưng đầu tiên, phần lớn trong số họ đã thiết kế các tác phẩm làm tế đàn họa trong nhà thờnhà thờ lớn. Hình thức nghệ thuật đa liên họa cũng khá phổ biến với các thợ in ukiyo-e thời Edo Nhật Bản.

Một số thủ bản thời Trung Cổ là các đa liên họa, đặc biệt là các tác phẩm giai đoạn Carolingian, trong đó các cột trên trang được đóng khung với những đường viền giống như các bức tranh đa liên họa.

Ví dụ

Xem thêm

Tham khảo