Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIIĐại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII hay Đại hội đại biểu lần VII của Đảng diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991 ở Hà Nội. Tham dự đại hội có tất cả là 1.176 đại biểu chính thức thay mặt cho 2.155.021 đảng viên cả nước. Bối cảnh lịch sửĐại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VII diễn ra trong bối cảnh đất nước đang thực hiện công cuộc Đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI và đạt được những thắng lợi bước đầu, được nhân dân và quốc tế ủng hộ. Tình hình quốc tế và trong nước lúc bấy giờ có nhiều biến chuyển phức tạp, nhất là sự sụp đổ của khối Đông Âu và cuộc khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô.[1] Hoạt độngĐại hội đã tổng kết đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đạt được, khắc phục khó khăn, yếu kém mắc phải trong bước đầu đổi mới; ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó; điều chỉnh bổ sung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên.[2] Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hộiChiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000Do Đổi mới đang bước đầu thực hiện dù đã đạt nhiều thành tựu nhưng làn sóng đổi mới thái quá trên một số lĩnh vực gây ra nguy cơ chệch hướng đi lên xã hội chủ nghĩa và sự cầm quyền của Đảng. Trước làn sóng bất ổn kinh tế chính trị tại Đông Âu và Liên Xô, sự sụp đổ của Hệ thống Xã hội chủ nghĩa và những bất ổn mới phát sinh trong quá trình đổi mới, Đại hội VII đã thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 nhằm bình ổn xã hội, phát triển đất nước, đưa đất nước thoát ra khỏi khó khăn. Kế hoạch 5 năm 1991-1995Xuất phát từ đặc điểm tình hình, căn cứ vào mục tiêu của chặng đường đầu thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Đại hội VII đề ra Kế hoạch 5 năm 1991-1995 và quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của Kế hoạch là:
Hoạt động khácThông qua Báo cáo Chính trị. Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 146 Ủy viên chính thức (không có Ủy viên dự khuyết). Ban Chấp hành mới đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 Ủy viên. Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư.[3] Ý nghĩaĐây là Đại hội đầu tiên sau khi đất nước đã tiến hành công cuộc Đổi mới.[4] Kế hoạch 5 năm 1991-1995 do Đại hội đề ra đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của sự nghiệp đổi mới:
Hạn chế và khó khăn
Chú thích
Xem thêmTham khảo
Liên kết ngoài& Danh sách Ban chấp hành trung ương Đại hội VII trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam[liên kết hỏng] |