Đường E 11 (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất)

إ ١١
E 11 trở thành đường Sheikh Zayed ở Dubai
Thông tin tuyến đường
Đã tồn tại1980 – nay
Các điểm giao cắt chính
 Đường Madinat Zayed, Đường Abu Dhabi-Al Ain, E 22, E 10
Đường Jebel Ali Al Habab, Đường Dubai-Al Ain (E 66)
Đường Al Dhaid
Đường Sheikh Zayed Bin Sultan Al Nahyan
E 311
Vị trí
Các thành phố chínhDubai, Sharjah, Ajman, Umm al-Quwain, Ras al Khaimah
Những tòa nhà chọc trời trên đường Sheikh Zayed vào tháng 11 năm 2007
Những tòa nhà chọc trời trên đường Sheikh Zayed vào tháng 5 năm 2006

E 11 (tiếng Ả Rập: شارع ﺇ ١١) là đường cao tốc tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đây là con đường dài nhất ở quốc gia này, trải dài từ Al-Silah ở tiểu vương quốc Abu Dhabi và kết thúc tại tiểu vương quốc Ras al-Khaimah, chạy song song với bờ biển dọc theo Vịnh Ba Tư. Con đường tạo thành trục chính liên kết một số thành phố chính của tiểu vương quốc lại với nhau giúp giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế. Nó có nhiều tên thay thế: Đường Sheikh Maktoum Bin Rashid và đường Sheikh Khalifa bin Zayed[1]Abu Dhabi, đường Sheikh ZayedDubai và đường Sheikh Muhammad bin SalemRas al-Khaimah.

Đường cao tốc Dubai-Abu Dhabi

Đường cao tốc Dubai Dubai-Abu Dhabi nối liền hai thành phố lớn nhất của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Abu Dhabi và Dubai. Dự án được đề xuất bởi các tiểu vương Abu Dhabi và Dubai lên tiểu vương Sheikh Zayed. Năm 1971, dự án được phê duyệt và bắt đầu xây dựng. Đường cao tốc được hoàn thành vào năm 1980. Bắt đầu gần cầu Maqta ở Abu Dhabi và nó có tên là Sheikh Zayed ở Dubai.

Đường Sheikh Zayed

Tại Dubai, E 11 được gọi là Đường Sheikh Zayed (bằng tiếng Ả Rập: شارع الشيخ زايد). Con đường này là trục đường chính của thành phố. Đường cao tốc này chạy song song với bờ biển từ trung tâm thương mại Roundabout đến biên giới của Abu Dhabi, cách Jebel Ali 55 km.[2]

Con đường trước đây được gọi là Defence Road (Đường Quốc phòng)[2]. Từ năm 1993 đến 1998, con đường đã được mở dài thêm 30 km.[2] Cùng với sự cải tiến này đã thay đổi tên. Sheikh Maktoum bin Rashid Al Maktoum, người cai trị Dubai vào thời điểm đó, đã quyết định đổi tên con đường này theo tên tổng thống của Các Tiểu vương quốc, Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan[3] tên là "Đường Sheikh Zayed" (tiếng Ả Rập: شارع الشيخ زايد).

Đường Sheikh Zayed là nơi có hầu hết các tòa nhà chọc trời của Dubai, bao gồm cả tháp Emirates. Nó cũng kết nối những phát triển mới khác như Palm JumeirahDubai Marina. Con đường có hầu hết các tuyến đường tàu điện của Dubai Metro chạy dọc theo nó.[4] Ở Dubai, phần lớn đường cao tốc có từ 7 đến 8 làn xe theo mỗi hướng.

Các tòa nhà dọc theo đường Sheikh Zayed

Được liệt kê theo thứ tự từ Trung tâm thương mại Roundabout đến Giao lộ số 2.

Hướng Tây Bắc Hướng Đông Nam
Tháp Etisalat 2 Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai
Tháp The Monarch Office Khu nhà ở Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai
Khách sạn The H Căn hộ Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai 1
Holiday Inn Dubai - Al Barsha Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai
Tháp Sama Căn hộ Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai 2
The Fairmont Dubai Căn hộ Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai 3
Tháp API World Emirates Office Tower
Park Place Khách sạn Jumeirah Emirates Towers
Tháp Acico Office (Tháp Nassima) The Tower
Nikko Hotel Dubai Tháp Al Yaquob
Tháp White Crown Tháp Capricorn
Tháp Saeed 1 Tháp Maze
Tháp Grosvenor House Commercial Tháp Al Ghadeer
Tháp Latifa Tháp Al Attar Business
Tháp HHHR Tháp Jumeira Emirates
Tháp căn hộ Crowne Plaza Tháp Sky
Tháp Khách sạn Crowne Plaza Tháp Al Attar Tower
Tháp văn phòng Crowne Plaza Tháp Ahmed Abdul Rahim Al Attar
Tháp Al Durrah Ghaya Residence
Tháp City 2 Rose Rayhaan by Rotana (Tháp Rose)
Tháp City 1 Tháp Oasis
Tháp Al Wasl Tháp 21st Century
Tháp Khalid Al Attar Tháp Rolex
Tháp Khalid Al Attar 2 Tháp Angsana Suites
Tháp Al Safa Tháp Angsana Hotel
Tháp Zabeel Al Kawakeb 1
Tháp Al Moosa 1 Al Kawakeb 2
Tháp Al Moosa 2 Al Kawakeb 3
Tháp Sahara Al Kawakeb 4
Tháp Al Rostamani B Al Kawakeb 5
Tháp Al Rostamani A Dusit Dubai
Tháp Saeed 2 Tháp Thiên niên kỷ
Four Points by Sheraton Tháp Manazel Al Safa
Tháp Union Tháp Falcon
Tháp Al Sondos City Premiere Hotel Apartments Dubai
Towers Rotana Hotel Tháp MBK
Tháp Sheikh Marwan Tháp Escape (Tháp Nuaimi)
Tháp Al Hawai Tháp Al Batha
Tháp Chelsea Tháp Single Business
Tháp Sheikh Essa
Number One Tower Suites
Tháp Ahmad Abdulrahim Ahmad Al Attar
Tháp Dr. Khalifa
Tháp Sheikh Ahmed
Tháp Al Meraikhi
Khách sạn Shangri-La
Tháp Al Manara
Tháp Al Kharbash
Aykon City
Những tòa nhà chọc trời ở đường Sheikh Zayed
Những tòa nhà chọc trời ở đường Sheikh Zayed

Giao lộ

Đường Sheikh Zayed có một số nút giao thông để cho phép giao thông đi vào và ra khỏi xa lộ. Các nút giao thông này thường dẫn đến các bùng binh (vòng xoay) để cho phép lưu lượng đi ra hoặc đi sang phía bên kia đường cao tốc. Có nhiều lối ra khác nhau. Tính đến năm 2007, các giao lộ này là:

Tai nạn giao thông đường bộ tháng 3 năm 2008

Vào ngày 12 tháng 3 năm 2008, một loạt các vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc được coi là một trong những tai nạn giao thông tồi tệ nhất trong lịch sử của Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Theo cảnh sát Abu Dhabi, có ba người thiệt mạng và 277 người bị thương, 15 người bị thương nặng. Sương mù dày đặc khiến khả năng quan sát kém là nguyên nhân gây ra tai nạn. Khoảng 200 xe đâm vào nhau.[5][6]

Tham khảo

  1. ^ https://gulfnews.com/news/uae/transport/mafraq-ghuwaifat-highway-renamed-shaikh-khalifa-road-1.2162509
  2. ^ a b c “From empty roundabout to city hub”. Gulf News. ngày 28 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2008.
  3. ^ “Sheikh Zayed Road”. Dubai As It Used To Be. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2008.
  4. ^ https://www.visitdubai.com/en/articles/dubai-metro
  5. ^ “200-Car Pileup in One of UAE's Worst Accidents”. Arab news. ngày 12 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2008.
  6. ^ “REFILE-UAE's biggest traffic accident kills 3, injures 277”. Reuters. ngày 12 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2008.

Liên kết ngoài