Oman (Bảng A) Qatar (Bảng B) Tajikistan (Bảng C) Iran (Bảng D) Bahrain (Bảng E) Ả Rập Xê Út (Bảng F) Campuchia (Bảng G) Đài Bắc Trung Hoa (Bảng H) Myanmar (Bảng I) Việt Nam (Bảng J) Indonesia (Bảng K)
Vòng loại Giải vô địch bóng đá U-19 châu Á 2020 là giải đấu bóng đá nam quốc tế dành cho độ tuổi dưới 19, ban đầu được tổ chức để xác định các đội tham dự Giải vô địch bóng đá U-19 châu Á 2020. AFC thông báo hủy bỏ vòng chung kết của giải đấu do đại dịch COVID-19 vào ngày 25 tháng 1 năm 2021.[1]
Bốc thăm
46 trong tổng số 47 hiệp hội thành viên của AFC đã tham dự vòng loại.[2]
Lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 9 tháng 5 năm 2019 tại tòa nhà AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia.[3] Các đội tuyển được phân chia thành hai khu vực miền Đông và miền Tây.
Miền Tây: 25 đội đến từ Tây Á, Trung Á và Nam Á, được chia thành 6 bảng: một bảng 5 đội và năm bảng 4 đội (Bảng A–F).
Miền Đông: 21 đội đến từ ASEAN và Đông Á, được chia thành 5 bảng: một bảng 5 đội và bốn bảng 4 đội (Bảng G–K).
Các đội được xếp hạt giống ở mỗi khu vực theo thành tích của họ tại vòng chung kết và vòng loại của Giải vô địch bóng đá U-19 châu Á 2018 (thứ hạng tổng thể được hiển thị trong ngoặc đơn; NR là viết tắt của các đội không được xếp hạng). Các hạn chế sau đây đã được áp dụng:[4]
Mười một đội thể hiện ý định giữ vai trò chủ nhà của các bảng đấu vòng loại trước lễ bốc thăm được chia vào các bảng riêng biệt.
Các cầu thủ sinh từ ngày 1 tháng 1 năm 2001 trở về sau có đủ điều kiện tham dự giải đấu.[5]
Thể thức
Trong mỗi bảng, các đội thi đấu vòng tròn một lượt tại một địa điểm tập trung. Mười một đội nhất bảng và bốn đội nhì bảng có thành tích tốt nhất đủ điều kiện tham dự vòng chung kết. Vì Uzbekistan (đội được chỉ định là chủ nhà của vòng chung kết) nằm trong số bốn đội nhì có thành tích tốt nhất, đội xếp thứ nhì có thành tích tốt thứ năm cũng sẽ giành quyền tham dự vòng chung kết.[3]
Các tiêu chí
Các đội được xếp hạng theo điểm (thắng 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm), và nếu bằng điểm, các tiêu chí xếp hạng sau đây được áp dụng theo thứ tự, để xác định thứ hạng (Quy định Điều 9.3):[5]
Điểm trong các trận đối đầu giữa các đội bằng điểm;
Số bàn thắng ghi được trong các trận đối đầu giữa các đội bằng điểm;
Nếu có nhiều hơn hai đội bằng điểm và sau khi áp dụng tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên, một nhóm nhỏ các đội vẫn còn bằng nhau, tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên sẽ được áp dụng lại cho riêng nhóm nhỏ này;
Hiệu số bàn thắng bại trong tất cả các trận đấu bảng;
Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu bảng;
Sút luân lưu nếu chỉ có hai đội bằng điểm nhau và gặp nhau ở lượt cuối cùng của bảng;
Điểm kỷ luật (thẻ vàng = -1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp = -3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = -3 điểm, thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp = -4 điểm);
Iraq ban đầu được công bố là chủ nhà của bảng, với các trận đấu dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến ngày 10 tháng 11. Sau các cuộc biểu tình ở Iraq năm 2019, các trận đấu đã bị hoãn lại đến thời gian và địa điểm khác,[6] sau đó được xác nhận là ngày 22 đến ngày 30 tháng 11 năm 2019 tại Oman.[7]
Do các bảng có số đội khác nhau nên kết quả của các đội xếp thứ năm ở các bảng 5 đội không được xem xét cho bảng xếp hạng này. Uzbekistan đã vượt qua vòng loại với tư cách chủ nhà của vòng chung kết.